🌱🌱🌱 Hệ thống HACCP, dựa trên
cơ sở khoa học và có hệ thống, xác định các mối nguy hiểm và biện pháp cụ thể để
kiểm soát chúng nhằm đảm bảo an toàn cho thực phẩm. HACCP là một công cụ để
đánh giá các mối nguy hiểm và thiết lập các hệ thống kiểm soát tập trung vào
phòng ngừa thay vì chủ yếu dựa vào thử nghiệm sản phẩm cuối cùng.
🌷🌷🌷 Có thể áp dụng HACCP
trong toàn bộ chuỗi thực phẩm từ sản xuất chính đến tiêu thụ cuối cùng và việc
thực hiện HACCP phải được hướng dẫn chi tiết và có cơ sở trên những bằng chứng
liên quan về rủi ro đối với sức khỏe con người. Cùng với việc tăng cường an
toàn thực phẩm, việc triển khai HACCP có sẽ mang lại những lợi ích đáng kể.
Ngoài ra, việc áp dụng các hệ thống HACCP có thể hỗ trợ kiểm tra bởi các cơ
quan quản lý và thúc đẩy thương mại quốc tế bằng cách tăng niềm tin vào an toàn
thực phẩm.
🌾🌾🌾 Việc áp dụng thành công
HACCP đòi hỏi sự cam kết và tham gia đầy đủ của ban quản lý và lực lượng lao động.
Nó cũng đòi hỏi một cách tiếp cận một cách nghiêm túc; đúng chuyên ngành bao gồm,
chuyên môn về nông học, thú y, sản xuất, vi sinh, y học, y tế công cộng, công
nghệ thực phẩm, sức khỏe môi trường, hóa học và kỹ thuật, theo nghiên cứu cụ thể.
Việc áp dụng HACCP tương thích với việc triển khai các hệ thống quản lý chất lượng,
chẳng hạn như loạt ISO 9001 và là hệ thống được lựa chọn trong việc quản lý an
toàn thực phẩm trong các hệ thống đó.
🍓🍓🍓 Nhờ HACCP, doanh nghiệp dễ dàng phân tích được các rủi ro liên quan đến thực phẩm và tập trung sử dụng biện pháp để loại bỏ hoặc kiểm soát rủi ro này ở mức an toàn nhất. Doanh nghiệp có thể áp tiêu chuẩn này trong mọi công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu - thu mua - xử lý - sản xuất - chế biến đến phân phối và tiêu dùng. Sau đây là 7 lợi ích mà HACCP mang lại doanh nghiệp:
1. Tối đa hóa mức độ an toàn thực phẩm:
Các chương trình tiên quyết
(PRP) là nền tảng cốt lõi của hệ thống HACCP, nên khi áp dụng các chương trình
này sẽ đảm bảo mỗi bước trong quy trình đều được thực hiện chính xác, bằng các
xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn như các chất ô nhiễm vi sinh, vật lý
hay hóa học, nhờ đó doanh nghiệp áp dụng HACCP hoàn toàn có thể tối đa hóa được
mức độ an toàn thực phẩm, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng cuối cùng.
2. Giảm thiểu rủi ro nâng cao uy tín:
Những nguyên tắc và yêu cầu
trong HACCP, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hạn chế tối đa các rủi ro gây ảnh hưởng
không tốt đến mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, hàng hóa/dịch vụ lưu
thông trên thị trường cũng sẽ gặp ít phàn nàn, khiếu nại về chất lượng hơn. Đảm
bảo nâng cao uy tín và hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng cũng như đối
tác.
3. Sự đồng nhất về sản phẩm:
Nhờ xác định và kiểm soát
các điểm tới hạn nghiêm ngặt, chặt chẽ, doanh nghiệp áp dụng HACCP sẽ đảm bảo cho
sản phẩm hay dịch vụ của mình được tạo ra luôn có sự đồng nhất về mặt chất lượng
cũng như độ an toàn. Bởi mọi công đoạn sản xuất, chế biến đều diễn ra theo một
quy trình chuẩn, nếu xuất hiện điểm tới hạn vượt ngưỡng đạt ra, doanh nghiệp có
thể phát hiện kịp thời và khắc phục nhanh chóng.
4. Tích hợp hợp hệ thống và nâng cấp phiên bản nhanh chóng:
HACCP là một phần trong
tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống FSMS (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm). Do
đó, khi doanh nghiệp áp dụng HACCP cũng chính là tiền đề để doanh nghiệp xây dựng
FSMS theo tiêu chuẩn ISO 22000.
Đồng thời, HACCP cũng có
thể tích hợp với nhiều hệ thống quản lý khác nhau để tối ưu hiệu quả trong công
tác quản lý an toàn thực phẩm cho tổ chức/doanh nghiệp.
5. Tăng lợi nhuận, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh:
Một trong những lợi ích của
HACCP chính là giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận bởi tạo ra được những sản phẩm
đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm, tạo được niềm tin cho khách hàng và đối tác.
Đây chính là lợi thế cạnh tranh mới mà doanh nghiệp không thể bỏ qua giúp gia
tăng sức tiêu thụ sản phẩm/hàng hóa so với đối thủ và đạt được nhiều lợi ích về
mặt kinh tế.
Ngoài ra, HACCP đảm bảo
quá trình sản xuất không có sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng an
toàn thực phẩm, nên doanh nghiệp có thể giảm thiểu được chi phí sản xuất do tiết
kiệm được chi phí xử lý sai hỏng, chi phí khắc phục, bồi thường…
6. Thể hiện sự tuân thủ nghĩa vụ pháp lý:
Hiện nay, các quy định,
luật định được ban hành nhằm kiểm soát tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm
ngày càng nghiêm trọng. Do đó, việc doanh nghiệp đạt được chứng nhận HACCP sẽ
là bằng chứng "thép" chứng minh sự tuân thủ nghĩa vụ pháp lý trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
7. Thương mại hóa quốc tế:
Trên thực tế, có không ít
thị trường khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp cần có chứng nhận HACCP thì mới được
phép lưu thông sản phẩm của mình trên thị trường đó.
Vì thế, sở hữu giấy chứng
nhận HACCP được xem là tấm giấy thông hành dành cho các doanh nghiệp muốn đưa sản
phẩm của mình ra thế giới, thực hiện thương mại quốc tế.
Qua 7 lợi ích của HACCP
mà VIETCERT chia sẻ, chắc rằng quý khách hàng đã hiểu rõ được lý do tại
sao phải áp dụng HACCP trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm, từ đó
đưa ra quyết định chính xác cho doanh nghiệp của mình.
Trung tâm giám định và chứng
nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn
kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt
tình, hết mình vì khách hàng.
Quý khách hàng cần tư vấn
hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Điện thoại: 0905 527 089
Email: info@vietcert.org
Website: www.vietcert.org
Fanpage: Vietcert Centre